Phân loại đầu nối cáp điện – Các loại đầu nối cáp thông dụng
Dựa trên 3 kiểu kết nối đầu cuối, đầu nối cáp điện được phân loại thành nhiều kiểu khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu các loại đầu nối phổ biến qua bài viết sau đây!
Trong bài viết lần trước, HELUKABEL đã cung cấp những thông tin cơ bản về cấu tạo, chức năng, và ứng dụng của đầu nối cáp điện. Ở phần tiếp theo của bài viết, hãy cùng tìm hiểu về những cách phân loại đầu nối cáp điện và một số loại đầu nối phổ biến.
1. Phân loại đầu nối cáp điện

Đầu nối cáp thường được phân loại thành 3 loại dựa trên kiểu kết nối đầu cuối của chúng: đầu nối cáp bảng mạch với bảng mạch (board-to-board connectors), đầu nối dây cáp với dây cáp (cable/wire-to-cable-/wire connectors) và đầu nối dây cáp với bảng mạch (cable/wire-to-board connectors)
1.1 Đầu nối cáp bảng mạch với bảng mạch
Đầu nối bảng mạch với bảng mạch (board-to-board connectors) được sử dụng để kết nối các bảng mạch in (PCB – Printed Circuit Board) trực tiếp với nhau mà không cần cáp kết nối. Loại đầu nối này giúp tiết kiệm không gian, phù hợp với các hệ thống có diện tích hạn chế. Các mạch in PCB có thể được kết nối theo cấu hình song song hoặc vuông góc. Một loại đầu nối đặc biệt được gọi là đầu nối mezzanine (mezzanine connector) được dùng để kết nối hai PCB theo kiểu xếp chồng lên nhau, tạo thành cấu trúc xếp tầng.
1.2 Đầu nối dây cáp với dây cáp
Đầu nối dây cáp với dây cáp (wire-to-wire connectors) được sử dụng để kết nối hai dây cáp điện với nhau. Một đầu của đầu nối được kết nối vĩnh viễn với dây, trong khi đầu còn lại tạo thành một giao diện có thể tách rời. Kết nối vĩnh viễn có thể được thực hiện bằng cách sử dụng kỹ thuật bấm (crimping) hoặc tiếp điểm cách điện dịch chuyển (IDC - Insulation Displacement Contact). Trong phương pháp IDC, kết nối được thực hiện bằng cách đưa dây cách điện vào một khe của thanh kim loại đã được mài nhọn. Các cạnh sắc của thanh kim loại cắt xuyên qua lớp cách điện và tạo ra một kết nối kim loại- kim loại vững chắc giữa dây và thanh kim loại.
1.3 Đầu nối dây với bảng mạch
Đầu nối dây với bảng mạch (wire-to-board connector) kết nối một dây/cáp với bảng mạch in (PCB). Kết nối dây tương tự như kết nối dây với dây (wire-to-wire), và các kết nối với bảng mạch chủ yếu là các đầu nối hai mảnh được hàn hoặc cắm vào (press-in), mặc dù một số phiên bản đầu nối thẻ (card edge) vẫn còn được sử dụng. Giao diện kết nối cho kết nối có thể tách rời có thể giống như giao diện của đầu nối dây với dây trong cùng một dòng sản phẩm.
Mặc dù có nhiều ứng dụng của đầu nối dây với bảng mạch, xu hướng hiện nay đang chuyển sang đầu nối cáp với bảng mạch (cable-to-board connectors) hoặc các bộ cáp (cable assemblies) để tận dụng các lợi ích của phương pháp tiếp điểm cách điện dịch chuyển IDC.

Trong bài viết lần trước, HELUKABEL đã cung cấp những thông tin cơ bản về cấu tạo, chức năng, và ứng dụng của đầu nối cáp điện. Ở phần tiếp theo của bài viết, hãy cùng tìm hiểu về những cách phân loại đầu nối cáp điện và một số loại đầu nối phổ biến.
2. Các loại đầu nối cáp điện phổ biến

Đầu nối cáp tròn M8, M12 của HELUKABEL
Dựa trên các loại đầu nối cáp cơ bản, đầu nối cáp điện thường được phân loại thành các kiểu khác nhau, với một số loại phổ biến:
2.1 Đầu nối tròn
Đầu nối tròn (circular connectors) được nhận diện qua vỏ hình trụ và mặt tiếp xúc tròn. Đây là loại đầu nối cáp điện chủ yếu được sử dụng để kết nối các cáp linh hoạt và có thiết kế nhỏ gọn, chiếm ít không gian. Cách bố trí các điểm tiếp xúc trên mặt tiếp xúc có thể đối xứng, không đối xứng, hình tròn hoặc theo đường thẳng, và tùy thuộc vào kiểu đầu nối, chúng có thể chứa từ một đến 100 chân cắm (pins).
Đầu nối tròn M8 và M12 được sử dụng rộng rãi trong tự động hóa nhà máy, trung tâm gia công công nghiệp và dây chuyền sản xuất. Các loại đầu nối này là một phần của hệ thống điều khiển các cảm biến, bộ truyền động, các thiết bị I/O khác và các đầu nối van.
Tùy thuộc vào ứng dụng, các đầu nối này có sẵn trong phiên bản mã A với các số cực khác nhau. Các sản phẩm đầu nối tròn tại HELUKABEL hiện có sẵn với hai loại tiêu chuẩn: phiên bản kim loại có lớp chống nhiễu và phiên bản nhựa không có lớp chống nhiễu với khóa kim loại. Tất cả các tiếp điểm đều được mạ vàng, hoạt động trong dải nhiệt độ từ -40°C đến +85°C. Các đầu vít được sử dụng để kết nối lõi dây (có thể yêu cầu các lựa chọn thay thế).

Đầu nối RJ45 của HELUKABEL
2.2 Đầu nối cáp mô đun
Đầu nối mô-đun tích hợp các hệ thống tiếp xúc tương tự hoặc khác nhau trong một lớp vỏ chung, thường được lắp ráp thành từng đơn vị mô-đun. Hệ thống tiếp xúc có thể bao gồm các tiếp điểm tín hiệu và nguồn. Một số loại còn tích hợp thêm hệ thống tiếp xúc sợi quang và/hoặc khí nén.
Việc sử dụng đầu nối mô-đun là một trong những yếu tố thúc đẩy sự bùng nổ của các dịch vụ truyền thông và dữ liệu trên toàn thế giới. Một trong những loại phổ biến nhất trong dòng thiết bị mô-đun là đầu nối RJ45. Các đầu nối cáp RJ45 chủ yếu được sử dụng để kết nối một thiết bị có hỗ trợ internet (chẳng hạn như máy tính) với một thiết bị mạng khác như máy chủ, router, modem, TV thông minh, máy chơi game và các thiết bị khác sử dụng giao thức Ethernet. Mạng Ethernet phổ biến trong cả môi trường công nghiệp và dân dụng. Việc kết nối cứng bằng thiết bị RJ45 cho phép tốc độ truyền dữ liệu cao hơn, đảm bảo tính ổn định và bảo mật trong quá trình truyền tải, khiến chúng cũng trở thành lựa chọn lý tưởng trong các ngành công nghiệp và nhà máy.
Các sản phẩm đầu nối cáp RJ45 nằm trong danh mục sản phẩm của HELUAKBEL với nhiều ưu điểm nổi bật sau:
- Đa dạng kiểu kết nối: Các đầu nối cáp RJ45 có các kiểu kết nối khác nhau như thẳng, góc 90°, góc 45°, góc 145° và kiểu PushPull, phù hợp với nhiều yêu cầu lắp đặt khác nhau.
- Số lượng chân linh hoạt: Sản phẩm có các loại đầu nối với số chân 4, 6 và 8, đáp ứng nhiều ứng dụng truyền dẫn tín hiệu và dữ liệu khác nhau.
- Các đầu nối cáp RJ45 được thiết kế theo tiêu chuẩn PROFINET và TIA 568 A/B, đảm bảo khả năng kết nối đồng nhất trong các hệ thống công nghiệp và mạng dữ liệu.
- Chịu tải cao: Đầu nối cáp RJ45 của HELUKABEL hỗ trợ nhiều loại dây với đường kính lõi và cáp khác nhau, từ các dây cáp nhỏ với đường kính lõi tối đa 1,6 mm đến dây cáp lớn với đường kính tối đa lên đến 8 mm.
- Khả năng chống nước và bụi (IP67): Một số đầu nối có tiêu chuẩn bảo vệ IP67, cho phép sử dụng trong các môi trường công nghiệp khắc nghiệt, nơi có yêu cầu chống bụi và chống nước cao.
- Phù hợp với các loại dây dẫn khác nhau: Đầu nối cáp điện RJ45 của HELUKABEL hỗ trợ cả dây dẫn rắn (solid) và dây dẫn mềm (stranded) với nhiều cấp AWG, từ 22 AWG đến 24 AWG.
>>Xem thêm: Đầu nối cáp mạng RJ45 là gì? Ứng dụng của đầu nối RJ45

2.3 Đầu nối cáp DC MC4
MC4, viết tắt của “Multi-Contact, 4mm,” là tiêu chuẩn kết nối trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Hầu hết các tấm pin năng lượng mặt trời lớn đều sử dụng các đầu nối cáp DC MC4. Đây là loại vỏ tròn bằng nhựa với một dây dẫn duy nhất trong cấu hình cặp đầu nối đực/cái, được phát triển bởi Công ty Stäubli (tiền thân la Multi-Contact), nhà sản xuất chính thức của các đầu nối MC4.
Đầu nối cáp MC4 DC được liên kết với nhau thông qua các thiết bị khóa có rãnh, trong một số trường hợp cần đến công cụ đặc biệt để ngắt kết nối. Cơ chế khóa này giúp ngăn chặn các dây cáp bị kéo rời ra một cách vô tình. Ngoài ra, đầu nối cáp MC4 DC còn có khả năng chống chịu thời tiết, chống tia UV, và được thiết kế để sử dụng lâu dài ngoài trời.
HELUKABEL nhà cung cấp chính thức của các sản phẩm đầu nối cáp DC MC4 của Tập đoàn Stäubli tại thị trường Việt Nam. Người dùng có thể tiến hành đặt mua sản phẩm đầu nối cáp DC MC4-Evo 2A tại cửa hàng trực tuyến của chúng tôi!

Đầu nối cáp quang của HELUKABEL
2.4 Đầu nối cáp quang
Môi trường truyền dẫn của đầu nối cáp quang là sợi quang làm từ thủy tinh hoặc nhựa. Các sợi quang này cần phải được căn chỉnh và kết nối với độ chính xác cực cao (dưới mức micromet) để đảm bảo truyền tải tín hiệu quang học. Điều này được thực hiện nhờ vào các ống định vị (ferrule - ống dẫn hướng có độ chính xác cao) có thể kết nối với nhau qua đầu nối dạng tròn hoặc chữ nhật. Phương pháp này cho phép kết nối từ một đến 100 sợi quang.
Sự tiến bộ của kỹ thuật và các ứng dụng mới đã dẫn đến sự phát triển của nhiều kiểu đầu nối cáp quang khác nhau (bao gồm LC, SC, F-SMA, MPO, MTRJ) và các cơ chế kết nối (như kéo-đẩy, lắp xoay, vít, và khóa gài).
HELUKABEL cung cấp nhiều loại đầu nối cáp quang khác nhau. Các loại đầu nối cáp quang này được thiết kế đặc biệt cho các ứng dụng công nghiệp (ứng dụng nhẹ hoặc nặng) và được sử dụng cho nhiều loại các quang khác nhau như POF, HCS, MultiMode. Chúng có thể được lắp ráp trực tiếp tại hiện trường và, tùy thuộc vào từng loại, có sẵn các phiên bản kẹp, ép, dán keo hoặc hàn nóng.
Bên cạnh đó, HELUKABEL cũng cung cấp các sản phẩm phích cắm và bộ chuyển đổi sợi quang, giúp dễ dàng kết nối hoặc tháo rời cho đầu ra của thiết bị hoặc các trung tâm phân phối.
>>Xem thêm: Danh mục dây cáp quang, đầu nối cáp quang của HELUKABEL
2.5 Đầu nối cáp hình chữ nhật
Đầu nối cáp chữ nhật có mặt tiếp xúc hình chữ nhật hoặc hình thang, giúp đảm bảo hướng cắm chính xác khi kết nối. Loại đầu nối cáp này được sử dụng để dẫn cáp linh hoạt từ vỏ bọc hoặc thành phần ra ngoài. Đầu nối chữ nhật thường có bố trí tiếp xúc đồng đều, với khả năng truyền tải điện từ vài milliamp đến hàng trăm amp. Chúng cũng có thể truyền tải dữ liệu với tốc độ lên đến gigabit. Tùy thuộc vào kích thước và yêu cầu truyền dẫn, đầu nối chữ nhật có thể có đến 300 chân tiếp xúc. Các đầu nối chữ nhật có thể được tích hợp vào hệ thống mô-đun, trong đó các khối chèn khác nhau, gọi là mô-đun, được sắp xếp trong một vỏ hình chữ nhật để tạo ra đầu nối tùy chỉnh.
2.6 Đầu nối cáp đồng trục
Cáp đồng trục gồm một dây dẫn bên trong, bao quanh bởi một lớp cách điện (chất điện môi) và một dây dẫn ngoài (vỏ bọc đồng trục). Đầu nối đồng trục được sử dụng để kết nối các bảng mạch, cáp và thiết bị truyền tải tần số rất cao. Do đó, cần duy trì trở kháng đồng nhất liên tục trong hệ thống truyền tải.
2.7 Đầu nối cáp PCB
Đầu nối PCB được dùng để kết nối với các tiếp điểm trên bảng mạch in. Có ba loại đầu nối PCB chính: đầu nối dây với bảng mạch dùng để kết nối dây đơn lẻ với PCB, đầu nối cáp với bảng mạch để kết nối cáp tròn hoặc cáp dẹt với PCB và đầu nối board-to-board để kết nối hai bảng mạch PCB với nhau.
Đầu nối PCB có thể được sử dụng cho các ứng dụng tín hiệu và dòng điện cao với số chân cắm ít, hoặc cho các công nghệ truyền thông với hơn 1000 chân cắm, tốc độ truyền tải vượt quá 20 Gbit/s.
Đầu nối PCB có thể được kết nối trực tiếp hoặc gián tiếp với bảng mạch. Kết nối gián tiếp là phương pháp tiếp xúc hai phần, trong đó đầu nối được kết nối với một phần tiếp điểm phù hợp. Kết nối trực tiếp là giải pháp một phần, nơi đầu nối tiếp xúc trực tiếp với các đường dẫn điện trên bảng mạch mà không cần dùng đến phần tiếp xúc phù hợp.
Nếu vẫn còn băn khoăn, đừng quên liên hệ ngay đội ngũ kỹ sư của HELUKABEL Việt Nam để được giải đáp chi tiết.
HELUKABEL® Vietnam
Địa chỉ | 905 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh 700000 |
info@helukabel.com.vn | |
Hotline | +84 28 77755578 |
Website | www.helukabel.com.vn |
Khám phá và đặt mua các sản phẩm của chúng tôi trên | Tiki | Shopee | Lazada | Product finder |
Kết nối với chúng tôi trên | Facebook | LinkedIn | Instagram | Youtube | Zalo | WhatsApp | Tiktok | Spotify |