2 Tiêu chí quan trọng khi lựa chọn vỏ bọc cách điện cho dây cáp

Cùng với tác động bên ngoài, lớp vỏ cách điện là yếu tố ảnh hưởng đến sự bền bỉ của dây cáp điện từ bên trong. Dựa trên cấu tạo, có hai tiêu chí quan trọng khi lựa chọn vỏ bọc cách điện.

2 tiêu chí chọn vỏ bọc cách điện cho dây cáp

1. Vật liệu cách điện cho vỏ dây cáp điện

Trong dây cáp, lớp vỏ cách điện là thành phần tiếp xúc trực tiếp với lõi dây dẫn, có tác dụng bảo vệ lõi và ngăn ngừa hiện tượng đoản mạch bên trong dây cáp. Dây cáp có lớp vỏ cách điện phù hợp sẽ đảm bảo được sự vận hành liên tục của máy móc và hạn chế thời gian dừng máy.

Lớp vỏ cách điện thường được làm từ một số vật liệu phổ biến như:

· PVC (Polyvinyl Chloride)

· PE (Polyethylene)

· XLPE (Cross-linked Polyethylene)

· PUR (Polyurethane)

· Silicon (SI)

Mỗi loại vật liệu đều có những đặc tính riêng, phù hợp với những ứng dụng cụ thể khác nhau.

1.1. Vật liệu PVC (Polyvinyl Chloride)

PVC là lựa chọn phổ biến để làm vỏ cách điện nhờ tính linh hoạt, giá cả phải chăng, khả năng chống hóa chất và khả năng chịu nhiệt đến 70°C. Các loại dây cáp với chất liệu vỏ bọc cách điện là PVC thường được sử dụng trong hệ thống dây điện trong nhà và các ứng dụng điện áp thấp.

1.2. Vật liệu PE (Polyethylene)

PE là loại vật liệu có khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt, đồng thời chịu nhiệt độ từ hơn 70°C xuống đến -40°C. Vì thế, vật liệu này thường được dùng trong các ứng dụng ngoài trời như dùng làm dây cáp quang hay dây mạng.

1.3. Vật liệu XLPE (Cross-linked polyethylene)

XLPE có đầy đủ các đặc tính của PE với khả năng chịu nhiệt độ cao lên đến 90°C, cùng với đó là có độ bền điện môi tương đối cao. Chính vì vậy, các dây cáp có lớp vỏ cách điện làm từ XLPE thường được dùng trong các môi trường có điện áp cao.

1.4. Vật liệu PUR (Polyurethane)

Đây là vật liệu có gần như đầy đủ các tính chất mà một sợi cáp cần có, từ độ đàn hồi tốt giúp dây cáp trở nên dẻo dai đến khả năng chống chịu dầu/hoá chất và bào mòn. Các yếu tố trên giúp dây cáp có lớp vỏ cách điện làm từ PUR rất phù hợp cho các ứng dụng gia công máy móc hay sản phẩm. Tuy nhiên, một điểm yếu của PUR là không thể chống chịu môi trường ngập trong chất lỏng.

1.5. Vật liệu Silicon (SI)

Dây cáp có lớp vỏ cách điện làm từ Silicon thường được ứng dụng trong môi trường nhiệt độ cao như các ngành sắt, thép hay hàng không vũ trụ, nhờ khả năng chống chịu nhiệt độ cao đến 800°C của Silicon.

1.6. Các vật liệu khác

Ngoài những vật liệu trên, một số vật liệu khác được dùng để làm lớp vỏ cách điện cho dây cáp có thể kể đến như TPE, PTFE, EPR, LSOH, LSZH… Mỗi vật liệu này đều có tính chất riêng phù hợp cho từng ứng dụng cụ thể.

Chất liệu vỏ cách điện

2. Độ dày lớp vỏ cách điện của dây cáp điện

Một thuật ngữ thường được dùng khi nói về độ dày của lớp vỏ đó là “độ đồng tâm”. Lớp vỏ có độ đồng tâm tốt sẽ có độ dày đều nhau. Nếu lớp vỏ cách điện không đồng tâm thì sẽ làm tăng nguy cơ trầy, xước khi kéo cáp qua các chỗ nối, rẽ nhánh hoặc chuyển hướng trong thang, máng cáp, dẫn đến tình trạng rò điện hay chập điện.

Các sản phẩm dây cáp của HELUKABEL đều được sản xuất với các công nghệ, thiết bị hiện đại và được kiểm tra dưới kính hiển vi để kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt. Do đó, dây cáp luôn đảm bảo được độ đồng tâm đạt chuẩn - thông thường yêu cầu xấp xỉ 80%.

>>Xem thêm: Khám phá các dòng cáp điều khiển và cáp tín hiệu của HELUKABEL

Độ đồng tâm

Để được tư vấn chuyên sâu về các dòng dây cáp của HELUKABEL, bạn có thể đặt hẹn tư vấn cùng kỹ sư tại đây, hoặc liên hệ qua địa chỉ:

HELUKABEL® Vietnam

905 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh 700000, Việt Nam

Tel. +84 28 77755578 | info@helukabel.com.vn | www.helukabel.com.vn

Trở lại bảng tin